Tư duy tích cực

5 cách tư duy mà mọi quản lý đều nên có

Cập nhật952
0
0 0 0 0
Trong những năm gần đây, người người nhà nhà bàn về leadership – tinh thần lãnh đạo, mà vô tình bỏ quên một tinh thần cũng quan trọng không kém đó chính là “Quản trị” (Management). Tuy nhiên, việc tách rời lãnh đạo và quản lý sẽ để lại những hệ quả nghiêm trọng.

Làm sao mà một người có thể làm hài hòa các yếu tố trên?
Nên thực tế là, một quản lý phải biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau, để có thể hiểu rõ ràng bản chất của những thứ tưởng chừng như đối nghịch nhau. Điều đó có nghĩa là, quản lý không chỉ cần tập trung vào những gì mình cần phải hoàn thành mà còn cần chú ý đến cách mình nghĩ như thế nào. Các nhà quản lý cần có nhiều “tư duy” khác nhau. Sau đây là 5 cách tư duy mà các nhà quản lý cần phải trang bị.

1. Quản trị bản thân: Tư duy phản tư
Quản trị bản thân: Tư duy phản tư

Đây là thời điểm mà các nhà quản lý không chỉ biết làm, mà còn cần biết nghĩ – biết tự phản tư qua mỗi trải nghiệm của bản thân. Để từ đó, bạn có thể rút ra được những sự thật ngầm hiểu đắt giá cho bản thân mình.

Nếu không hiểu được ý nghĩa thực sự của từng trải nghiệm, thì cách quản lý sẽ rất vô tâm, hời hợt. Cho nên, nhiệm vụ của chúng ta chính là học cách phản tư, học cách trải và nghiệm lại những gì đã qua. 

Tương tự như thế, một quản lý có khả năng “lùi về phía sau để nhìn về phía trước rõ ràng hơn” chính là nhà quản lý biết phản tư. Một tầm nhìn tốt không tự nhiên mà có, nó đến từ những trải nghiệm của quá khứ, đến từ sự trân trọng những gì đã qua. Dù cho đó là niềm vui hay nỗi buồn, họ đều học, đều phản tư, để biến trải nghiệm của mình thành hành động giúp cho tổ chức đi lên.

2. Quản trị tổ chức: Tư duy phân tích
Quản trị tổ chức: Tư duy phân tích

Bạn không thể quản trị một tổ chức nếu không có tư duy phân tích. Cho nên hãy phân tích mọi lúc, mọi nơi trong mọi hoàn cảnh. Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu ngôn ngữ của tổ chức, cho phép mọi người có thể chia sẻ điều gì thôi thúc họ hành động và cố gắng như thế, nó cung cấp thước đo giúp chúng ta đánh giá mức độ hiệu quả của những việc mình làm.

Ngay bản thân cơ cấu tổ chức cũng đã có sẵn một cơ chế “phân tích”. Tổ chức là sự kết hợp của nhiều phòng ban khác nhau. Làm sao để các nhà quản lý có thể thực sự có tư duy phân tích, để từ đó hiểu được ý nghĩa thực sự của cơ cấu và hệ thống bên trong tổ chức? Chìa khóa nằm ở khả năng phân tích hiệu quả, biết được cách tiếp cận phù hợp để hiểu về cách thức hoạt động cũng như ảnh hướng của nó lên tổ chức.

Hãy thử cân nhắc ba nhiệm vụ: đơn giản, khó và phức tạp. Ví dụ như: việc xây một cái bè nổi chơi cho vui thì tương đối đơn giản, chỉ cần biết một vài yếu tố như: tỷ lệ dịch chuyển trên chiều dài, vật liệu nào làm cho bè nổi rồi “cứ thế mà làm thôi”, không cần suy nghĩ nhiều.

Tuy nhiên, ở mức độ cao hơn: quyết định có triển khai tàu sân bay đó hay không lại là một câu hỏi phức tạp. Bởi vì không ai có thể chắc chắn lựa chọn đúng đắn là gì hoặc thậm chí trong hoàn cảnh đó, lựa chọn nào là tối ưu nhất?

Để đưa ra quyết định trong những tình huống phức tạp như thế, đòi hỏi người quản lý phải biết cách tư duy phân tích – kết hợp con số và đánh giá lựa chọn của những người xung quanh.

3. Quản trị bối cảnh: Tư duy toàn cảnh
Quản trị bối cảnh: Tư duy toàn cảnh
Các quản lý trong thời đại “toàn cầu hóa”, đừng cố bắt chước hay gồng mình để tuân theo một tiêu chuẩn nào đó. Chúng ta cần nhìn ra thế giới, cần hiểu các tiêu chuẩn để quay về, điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với tổ chức của mình. Mỗi tổ chức, mỗi quốc gia sẽ có một văn hóa khác nhau, việc cố gắng “hòa nhập” và chạy theo tiêu chuẩn để trở nên đồng bộ sẽ làm lu mờ sự khác biệt đặc trưng của mỗi tổ chức.

Thế nên mới có câu: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”, các nhà quản lý cần tự biết mình, biết ta, biết mình đang ở đâu, biết điều gì mình nên áp dụng, biết điều gì mình nên điều chỉnh để tổ chức của mình vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa giữ được phong cách riêng của mình.

4. Quản trị mối quan hệ: Tư duy hợp tác
Quản trị mối quan hệ: Tư duy hợp tác

Quản lý là làm việc chung với người khác, không phải là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên mà quan trọng hơn, đó là những đồng nghiệp và những người bạn đồng hành.

Nhờ sức ảnh hưởng của lý thuyết kinh tế, mỗi một nhân sự trong công ty hay tổ chức nên được xem là một nhân tố độc lập. Họ là nguồn lực hoặc tài sản có thể mua bán, di chuyển hay kết hợp tùy ý. Những cách nhìn này không phải là tinh thần hợp tác. Trên thực tế, định nghĩa của hợp tác thực sự chỉ diễn ra khi chúng ta dám trao quyền, cho phép người phù hợp được làm công việc phù hợp với tài năng của họ. Chọn đúng người, làm đúng việc, từ đó khiến họ tự tin hoàn thành công việc, mức độ cam kết cũng từ đó mà tăng lên.

Người quản lý biết cách lắng nghe, nhiều hơn là nói, họ cố gắng kết nối với từng nhân viên để tạo nền tảng tin tưởng, gắn kết và cộng tác trong công việc hiệu quả hơn. Chẳng cần phải quản lý quá chặt chẽ, cho phép nhân viên của mình có đất để sáng tạo, để bộc lộ tài năng của mình. Bởi vì: “Chúng ta có cùng mục tiêu, nên chúng ta hãy cùng hành động”.

5. Quản trị thay đổi: Tư duy hành động
Quản trị thay đổi: Tư duy hành động

Có quá nhiều người đang nhấn mạnh vào sự thay đổi và hành động. Thực tế thì nếu nhìn lại xung quanh, bạn có thấy nó có gì thay đổi hay không?

Điều này nói lên một sự thật là: chúng ta bị “công nghệ” đánh lừa rằng mọi thứ đều đang thay đổi nhanh chóng. Nhưng sự thật là không phải tất cả đều đang thay đổi, chỉ một vài thứ thay đổi mà thôi.

Việc hiểu, luyện tập và cải thiện 5 cách tư duy trên sẽ giúp các nhà quản lý có thể tự tin dẫn dắt đội ngũ của mình. Từ đó nâng cao hiệu quả công việc và lan tỏa sức ảnh hưởng tích cực của mình cho mọi người xung quanh.

Ngoài ra, ở thời đại 4.0 như hiện nay, việc quản lý nhân sự ở phương diện tư duy và tinh thần là chưa đủ mà người quản trị cần trang bị cho mình các kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý nhân sự để hỗ trợ công việc của mình. Để tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý nhân sự, mời các bạn truy cập vào trang web: vhro.vn.
Nguồnleadthechange.asia
Lượt xem29/08/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng