Giao tiếp công sơ

Kỹ năng giao tiếp nơi công sở để luôn được lòng đồng nghiệp

Cập nhật824
0
0 0 0 0
Đừng mong mỏi gì một nơi làm việc yên bình như hồ nước, nơi bạn chỉ cần yên ổn làm tốt công việc của mình và không cần bận tâm gì đến những kỹ năng giao tiếp nơi công sở khác. Chốn văn phòng thực chất là một nơi tai vách mạch rừng. Càng là nơi đông người mỗi một câu chuyện được truyền tai nhau càng méo mó và có nhiều dị bản đến không ngờ.

Dù không thể phủ nhận, những cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa các đồng nghiệp đôi khi lại là một cách hiệu quả giúp bạn đánh bay stress. Nhất là khi đã trở nên thân quen, chúng ta thường dễ cuốn vào hội buôn chuyện của những “bà tám công sở”. Quan trọng là bạn không nên quá buông thả với lời nói của mình, bởi vì chỉ lỡ lời một tí thôi cũng có thể khiến công ty dậy sóng. Tất nhiên, các nhà tuyển dụng thường mong đợi nhân viên của mình sẽ ứng xử một cách chuyên nghiệp và luôn dành một khoản ngân sách cho việc đào tạo về những quy tắc ứng xử, quy định trong giai đoạn hội nhập của ứng viên.


Mặc dù có nhiều câu nói rõ ràng hết sức bình thường trong những cuộc nói chuyện với bạn bè. Tuy nhiên, chúng lại không được xếp vào phù hợp khi giao tiếp nơi công sở. Nếu bạn chưa biết chúng là gì, hãy khám phá ngay sau đây:

1. Bạn đã nghe….chưa?
Khi một người bắt đầu với câu hỏi này, có nghĩa là họ sắp sửa kể cho bạn nghe 1 sự việc gì đấy với mong muốn những người nghe cùng tham gia vào thảo luận về nó. Chắc chắn không ai thích nghe những lời đàm tiếu hoặc những câu nói tiêu cực bởi vì nó có tính lan truyền và rất dễ ảnh hưởng đến tâm trạng của người khác.

Nói một cách thẳng thắn, khi bạn ở trong môi trường công sở, nó có thể là một sự trở ngại cho sự gắn kết, hiệu suất làm việc và sự tin tưởng trong nhóm. Tốt hơn hết, bạn nên tránh xa những câu chuyện bàn tán như vậy để không bị vướng vào mọi thị phi rắc rối khó lường.

2. Bạn sai rồi!
Nghe có vẻ như đây là một vấn đề đã xảy ra, nhưng đây cũng là một câu nói không thích hợp ở môi trường công sở. Việc nhận định ai đó đã sai không chỉ thiếu chuyên nghiệp mà còn khiến ngưới khác cảm thấy kém cỏi và cản trở các cuộc trò chuyện hiệu quả cần thiết để giải quyết các công việc cụ thể trong tầm tay.

Cuốn sách nổi tiếng về kỹ năng giao tiếp nơi công sở “People Skills 101” đã đề cập: Không một ai thích khi bị nhận xét là họ đã sai. Nhưng nếu họ đã sai thật sự, bạn có thể biểu lộ theo cách mà bạn không ngừng suy nghĩ, cân nhắc những gì họ phải nói, chúng đến từ đâu và nhiều thứ khác để bắt đầu cuộc nói chuyện. Không cần thiết phải gây ra những xung đột không đáng có.

Nếu cảm thấy bản thân vẫn còn yếu kém về khoản giao tiếp xã hội, nhất là với đồng nghiệp, bạn có thể cân nhắc tìm đọc một số cuốn sách về nghệ thuật giao tiếp xã hội để cải thiện kỹ năng này.

3. Mức lương của bạn là bao nhiêu?
Sự tò mò là một đức tính tốt ở một số trường hợp, nhưng trong tình huống này chúng không hề tốt chút nào. Việc hỏi đồng nghiệp số tiền lương mà họ kiếm được không chỉ phiến diện mà còn rất thiếu chuyên nghiệp. Câu hỏi này đặt người khác vào tình thế khó xử giữa việc phải nói dối hoặc trả lời thành thật. Vậy còn những người xung quanh? Nếu họ nghe được thông tin về mức lương của ai đó, sẽ có sự đố kỵ xảy ra nếu người trả lời có mức lương tốt hơn họ. Thậm chí, một số khác còn nghĩ đến việc sẽ đòi công bằng với lãnh đạo.

Đây rõ ràng không phải là một nước đi thông minh, và ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều kèm một điều khoản cấm các nhân viên tiết lộ mức lương cho nhau. Mà một số trường hợp vi phạm có thể phải nhận lấy hình phạt rất nặng, thậm chí bị đuổi việc.

4. Đây không phải là những gì tôi đã được học
Sáng tạo là một chủ đề phổ biến trong thời đại ngày nay và các phương pháp học tập, tích lũy kinh nghiệm để thực hiện công việc chắc chắn sẽ luôn thay đổi. Tuyệt đối không nên đưa ra lời nhận xét này nếu bạn không muốn bị cho là người không biết nỗ lực học hỏi, tư tưởng bảo thủ.

Những người không chịu học hỏi, cải tiến thường không được trọng dụng. Hơn hết, không một ai muốn làm việc với người có tâm lý như vậy. Vì thế, bạn có thể sử dụng những câu nói gián tiếp như “tại sao tôi nên làm theo cách này?” để không làm mất lòng ai và còn tăng thêm điểm cộng tinh tế cho bản thân.

5. Đó không phải là việc của tôi!
Đôi khi, bạn có thể được giao những nhiệm vụ không nằm trong danh sách công việc hàng ngày. Tuy nhiên, bạn vẫn phải vui vẻ nhận lời và nỗ lực hoàn thành tốt chúng chứ không phải giãy nảy lên cho rằng đó không phải việc của bạn. Trừ khi chúng đòi hỏi những điều kiện cực kỳ khắt khe về chuyên môn để bạn có thể từ chối.

“Đó không phải là việc của tôi!” là một câu nói có phần thô lỗ, bạn sẽ dễ bị cấp trên đánh giá là người không phục tùng trong công việc, hoặc lười biếng. Dù ở bất kỳ công ty nào, mối quan hệ giữa ông chủ và nhân viên luôn là điều tối quan trọng để bạn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực. Không ai có thể được thăng tiến lên cấp cao hơn nếu họ cứ là một người cứng đầu và bất chấp không lý do.

Có thể bạn không để ý, những nhiệm vụ ngoại lai này lại nằm trong yêu cầu “hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó” trong bảng mô tả công việc. Vì thế, hãy trả lời cuộc gọi nếu cần thiết! Điều này không có nghĩa là bạn không được có bất kỳ sự đòi hỏi nào khi được giao công việc. Bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ, miễn là với tinh thần nhiệt huyết và cởi mở, sẵn sàng học hỏi.

Nếu vì lý do nào đó, bạn cảm thấy như thể có sự lạm quyền từ cấp lãnh đạo, bạn có thể nói chuyện với bộ phận Nhân sự hoặc gửi đơn khiếu nại lên Bộ Lao động.

6. Bạn muốn gì?
Khi ai đó tiến gần lại phía bàn làm việc của bạn, đừng nên nói: Bạn muốn gì? Mặc dù đây có thể được xem là một cách chào hỏi rất thân mật đối với những người mà bạn đã thân quen. Nhưng với những đồng nghiệp và trong môi trường công sở, câu hỏi này gây ra một cảm giác trịch thượng và khó chịu cho người được hỏi.

“Bạn muốn gì” có thể được hiểu là bạn không hứng thú khi nghe đồng nghiệp của mình nói, hoặc người khác không được lên tiếng nếu họ cần bạn giúp đỡ. Chúng chắc chắc sẽ làm hỏng các mối quan hệ nghề nghiệp, làm gián đoạn hiệu suất và tạo ra những xích mích đáng lo ngại hơn. Thay vào đó bạn có thể nói  “Tôi có thể giúp gì cho bạn?” hoặc “bạn cần tôi giúp gì?”, với một ngữ điệu nhẹ nhàng hơn, những người giao tiếp đối diện cũng sẽ thoải mái chia sẻ thông tin với bạn hơn.
Nguồnhttps://haymora.com/
Lượt xem18/10/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng