Thiền định dưỡng tâm

Thiền và quản lý nhân sự liệu có liên quan đến nhau?

Cập nhật596
0
0 0 0 0
Mỗi lần nghĩ về vấn đề nhân sự, nhớ lại lời Thầy nói trong một lần uống trà: “Con ạ, người đời hay gọi người này có tính này, tính kia, xấu tính hay tốt tính, chứ theo Thầy, đó cũng chỉ là tâm bệnh”. Vậy hóa ra cả người lãnh đạo lẫn nhân viên, chúng ta ai cũng ít nhiều đều có tâm bệnh. Nếu vậy thì nhìn thế nào về vấn đề quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.
Phương tiện để có được nhận thức và niềm vui này chính là Thiền.
Bí quyết của thành công, đó là nhận thức được niềm vui vô tận được sống trong thế giới này, và không ngần ngại chia sẻ niềm vui đó với bất kỳ ai, dù là cô tiếp tân của bệnh viện, một bác kế toán trưởng khó tính hay một đồng nghiệp đang cau có vì áp lực công việc. Và phương tiện để có được nhận thức và niềm vui này chính là Thiền.

Vậy hóa ra, chữa được tâm bệnh đồng nghĩa với làm việc tốt?
Quay trở lại vấn đề nhân sự. Trong thời đại cách mạng công nghệ thông tin như hiện nay, vai trò của con người trở nên quan trọng hơn trong sự thành công của một tổ chức, hay doanh nghiệp. Chúng ta đang dần dần bước qua thời kỳ cách mạng công nghiệp, thời kỳ mà máy móc, thiết bị tạo ra đột phá về năng suất lao động và kéo theo các thay đổi mọi mặt về khoa học, công nghệ và văn hóa, các trào lưu tư tưởng.

Trong quản lý nhân sự, chúng ta thường hay gặp vấn đề là không quản lý được nhân viên. Nhất là chúng ta dễ tự ái. Tạo áp lực thì tự ái, hoặc để bụng, không hỏi đến thì làm việc kém hiệu quả, không đúng tiến độ.

Một yếu chỉ cơ bản của Thiền sẽ giúp chúng ta giải quyết được phần nào vấn đề này. Đó chính là “Tỉnh Giác Quán Sát”. Áp dụng yếu chỉ đó vào quản lý nhân sự, có nghĩa là làm sao để mọi người trong tổ chức đều luôn được quan tâm, chú ý. Và để mọi người biết, là đang được quan tâm chú ý. Người lãnh đạo phải tạo cơ chế giám sát, và sử dụng cơ chế này hiệu quả. Không để nhân viên làm việc tự phát (vô thức), cũng không quá can thiệp vào công việc bên dưới, làm người lao động mất ý thức sáng tạo, sinh ra lười biếng, ỷ lại.
  • Chúng ta có thể sử dụng hệ thống báo cáo nội bộ để thực hiện việc giám sát theo dõi.
  • Chúng ta có thể sử dụng hệ thống camera tại các công trường, nhà máy để giám sát theo dõi.
  • Chúng ta có thể kiểm tra, có mặt đột xuất tại vị trí làm việc để “chứng kiến”.
Phàm là con người, đa số ai cũng có ý thức, khi lãnh đạo để tâm tới công việc của họ, họ sẽ làm việc bình thường. Còn lại được hỗ trợ khi gặp khó khăn, thì khả năng làm việc của họ lại càng cao hơn.

Nhưng nếu khi “chứng kiến” mà thấy nhân viên “sai phạm” thì làm thế nào? Ý chỉ thứ hai của Thiền, sẽ giúp chúng ta được nhiều, đó là Không phán xét” nhân viên. Chúng ta hãy đánh giá kết quả công việc, tìm cách làm nó tốt hơn, chứ không đánh giá người thực hiện. Kết quả làm việc của họ chưa đạt, có thể là do trạng thái tâm lý chưa tốt, thậm chí có thể do chúng ta dùng người sai. Một số trạng thái tâm lý nhất định cần tránh, thậm chí không được làm một số loại công việc. Ví dụ như người dễ nóng giận thì không được để họ tiếp xúc với khách hàng, nhưng nếu người đó làm việc một mình thì lại có thể phát huy được rất tốt khả năng của mình. Những người hay thường chểnh mảng, thiếu tập trung mà chúng ta giao cho họ làm kế toán thì cũng chẳng mong gì họ làm tốt công việc. Vậy khi nhân viên làm việc chưa đạt yêu cầu, nếu chúng ta hiểu bản chất, không phán xét cá nhân họ, mà chỉ cùng họ trao đổi vào công việc, làm sao để lần sau họ làm việc tốt hơn, thì sẽ không làm họ tự ái.

Tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thích hợp với đặc tính tâm lý của mình, đó cũng là một cách hỗ trợ họ.
Cũng có những lãnh đạo “khéo léo”, ngại đánh giá công việc của người khác, ngại nói thẳng? Nếu chúng ta luôn quan tâm mình, thấy cái ngại đó, được nấp sau cái bình phong được gọi là “khéo”, là nghệ thuật” đó, chính là một biểu hiện của cái Tôi. Là người tu Thiền, luôn tỉnh giác quán sát cái Tôi của mình, thì khi đó cái tôi “khéo” đó nó sẽ được cởi bỏ, và với nụ cười trên môi, trong ánh mắt, bạn có thể trao đổi thẳng thắn về công việc, thậm chí bạn có thể thoải mái trong việc thuyên chuyển vị trí công tác của người nhân viên đó. Tạo cho họ một môi trường làm việc thích hợp với đặc tính tâm lý của mình, đó cũng là một cách hỗ trợ nhân viên vậy.

Trong khi trao đổi về công việc, trong các cuộc họp, một yếu chỉ khác của Thiền lại giúp chúng ta động viên được tối đa những năng lực của người lao động, đó là Không trụ tướng, trong trường hợp này là lời nói. Người lãnh đạo trong im lặng, tỉnh giác, với tình thương bao la tới mọi người xung quanh mình, sẽ không bị cuốn theo những lời được nói ra, không bị cuốn theo thái độ của người nói, mà thấy cái ý họ muốn truyền đạt. Điều này giúp chúng ta chủ trì những cuộc họp được hiệu quả, sớm phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, và tìm ra giải pháp phù hợp, tiết kiệm thời gian.

Trong công tác đào tạo và huấn luyện nhân viên, ngoài vấn đề chuyên môn, để nâng cao năng lực và trình độ, để nhân viên có thêm các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc… chúng ta hãy chú ý đến vấn đề tâm lý, cả của chính bản thân mình, và tạo điều kiện để nhân viên được giải tỏa những căng thẳng. Và Thiền cũng chính là một phương pháp giúp chúng ta có thể thư giãn và kết nối với nhau.
Nguồnhrspring.vn
Lượt xem29/08/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng