Triển khai VHRO cho văn phòng

​10 lý do doanh nghiệp cần phải triển khai hệ thống quản lý ERP

Cập nhật1230
0
0 0 0 0
Ví dụ về quy trình bán hàng ở trên chỉ là một phần nhỏ lợi ích mà hệ thống quản lý ERP mang lại cho doanh nghiệp. Thực tế, doanh nghiệp còn đạt được nhiều lợi ích hơn nữa sau khi triển khai ERP. Sau đây là 10 lý do nhà lãnh đạo và quản lý có thể cân nhắc trước khi triển khai hệ thống này:
  • ERP giúp duy trì thông tin xuyên suốt giữa các bộ phận
Khi bạn thêm bất kỳ thông tin nào trên hệ thống, thông tin đó sẽ được đưa đến các bộ phận, cá nhân có liên quan để nắm được tình hình và xử lý. Với những doanh nghiệp có nhiều nhân viên, việc này sẽ giảm thiểu tối đa thời gian trao đổi, thao tác. Đặc biệt, thông tin sẽ được chủ sở hữu giới hạn, mỗi bộ phận chỉ tiếp nhận theo chức năng của mình. Ví dụ, khi bộ phận sản xuất nhận được đơn hàng sản xuất 100 cái áo. Sau khi lệnh sản xuất được lập, bộ phận kho sẽ nhận thông tin về nguyên vật liệu cần xuất kho. Đồng thời, bộ phận thu mua cũng biết được số nguyên vật liệu cần xuất để quyết định có nhập thêm hay không. 
  • Đảm bảo doanh nghiệp vận hành chặt chẽ
Hầu hết các quy trình của doanh nghiệp đều liên kết chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, khi tất cả bộ phận sử dụng cùng một hệ thống để xử lý công việc thì tiến độ được đẩy nhanh hơn và không phát sinh ra các sai sót. Với việc quản lý thủ công hay bằng các phần mềm riêng lẻ, thông tin thường dễ nhầm lẫn giữa các bộ phận, các báo cáo có sai số cần phải chỉnh sửa. Trong khi đó, thông tin trên phần mềm được kế thừa lẫn nhau nên tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận.
  • Tinh gọn quy trình, giảm thiểu thao tác thủ công 
Thay vì phải qua nhiều bước, trao đổi qua email hay nhập liệu thủ công trên word, excel. Giờ đây, nhân viên chỉ cần nhập thông tin một lần trên hệ thống quản lý ERP, dữ liệu tự động lưu trữ và chuyển đến các vị trí liên quan. Quy trình được tinh giảm, nhân viên có nhiều thời gian để xử lý công việc và tăng năng suất lao động. 
  •  Hệ thống ERP giúp bảo mật thông tin doanh nghiệp 
Bảo mật thông tin là vấn đề doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Đối với các doanh nghiệp quản lý thủ công bằng excel, tất cả nhân viên đều có quyền truy cập thông tin dễ dẫn đến tình trạng dữ liệu bị bán cho đối thủ hoặc bên thứ 3. Đây là mối đe dọa gây ra nhiều tổn thất cho công ty. Trên hệ thống quản lý ERP, dữ liệu được đưa về cho bộ phận liên quan. Mỗi phòng ban hay nhân viên chỉ biết được thông tin của mình mà không xem được của nhân viên hay phòng ban khác. 
  • Mỗi bộ phận sở hữu công cụ riêng 
Mỗi phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp có một chức năng riêng. Chính vì vậy, công cụ họ sử dụng cũng sẽ khác nhau. Phần mềm ERP là giải pháp quản trị tổng thể, tích hợp nhiều chức năng quản trị, vận hành chỉ trên một hệ thống duy nhất. Tuy nhiên, mỗi chức năng liên quan đến từng bộ phận khác nhau chỉ được sử dụng bởi bộ phận đó. Chính vì vậy, các bộ phận sẽ không bị xung đột và phụ thuộc khi thao tác trên hệ thống. 
Tại sao doanh nghiệp cần phải triển khai hệ thống quản lý ERP
Tại sao doanh nghiệp cần phải triển khai hệ thống quản lý ERP
 
  • Giảm dữ liệu thừa 
Việc thiếu hay thừa cũng gây khó khăn cho nhà lãnh đạo trong quá trình ra quyết định. Dữ liệu cập nhật dư thừa, các bộ phận cùng ghi nhận một trường thông tin nhiều lẫn vừa mất thời gian lại gây ra nhầm lẫn. Trên hệ thống quản lý ERP, dữ liệu được cập nhật và kế thừa lẫn nhau nên không có tình trạng thừa thông tin. Việc cập nhật, tìm kiếm và lưu trữ cũng trở nên đơn giản hơn.
Xem ngay: 
  • Rút ngắn quy trình kế toán 
Các báo cáo từ bộ phận kế toán chính là “vũ khí” giúp nhà quản trị đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lập báo cáo bằng tay hay trên một phần mềm riêng lẻ khiến thông tin sai, kế toán mất nhiều thời gian chỉnh sửa. Trên hệ thống ERP, báo cáo được cập nhật tức thời theo thời gian được yêu cầu. Dữ liệu được đồng bộ nên tính chính xác được đảm bảo cao nhất.
  • Phân quyền nhân viên
Trên phần mềm ERP, nhà quản lý sẽ phân quyền sử dụng, thao tác cho nhân viên theo cấp bậc hoặc đặc thù công việc. Thậm chí, hai nhân viên chung một bộ phận nhưng cấp bậc khác nhau cũng sẽ được phân quyền quản trị thông tin khác nhau. 
  • Hỗ trợ quá trình ra quyết định
Tất cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp như báo cáo doanh thu, lợi nhuận, công nợ, hàng tồn kho, báo cáo bán hàng được cập nhật liên tục. Nhà quản trị muốn đưa ra quyết định hay xây dựng chiến lược kinh doanh căn cứ vào đó. 
  • Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng
Khi sử dụng phần mềm, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và nguồn lực. Thay vào đó, doanh nghiệp có thời gian và nguồn lực để đầu tư vào sản phẩm, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hàng hóa và sản phẩm được quản lý tốt hơn cũng sẽ cải thiện hiệu quả chăm sóc khách và giúp họ có nhiều trải nghiệm tốt với dịch vụ của doanh nghiệp.
 
NguồnCloudify.vn
Lượt xem31/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng