Triển khai VHRO cho cơ quan

Rủi ro hay cơ hội trong khủng hoảng Covid-19 và các doanh nghiệp áp dụng giải pháp ERP.

Cập nhật820
0
0 0 0 0
Trong suốt nửa đầu năm 2020, thế giới đã chứng kiến sự ảnh hưởng khủng khiếp của đại dịch Covid-19 khiến cho nền kinh tế toàn cầu ở trong trạng thái rơi tự do. Vậy giải pháp nào để các doanh nghiệp có thể trụ vững trong suốt mùa Covid và quay lại thị trường mạnh mẽ sau dịch bệnh? Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Fabio Tiviti - Phó Chủ tịch khu vực ASEAN của tập đoàn Infor, để có câu trả lời cho vấn đề nêu trên.
Ông Fabio Tiviti, Phó Chủ tịch Infor ASEAN. Ảnh: Infor.
 
Phóng viên: Xin chào ông Fabio, xin ông cho chúng tôi biết góc nhìn của mình về việc các doanh nghiệp nên làm gì để có thể duy trì doanh thu và lợi nhuận trong suốt mùa dịch bệnh?
Ông Fabio Tiviti: Cách tối ưu nhất để tiếp tục tạo ra doanh thu là phải duy trì được hoạt động sản xuất trong suốt mùa dịch. Tuy đại dịch đã làm gián đoạn sản xuất và lượng cầu của nhiều ngành hàng khác nhau, nhưng chúng ta lại thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng tiêu dùng chăm sóc sức khoẻ như khẩu trang, thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) hay các dung dịch rửa tay khô.
Vì vậy trong điều kiện sản xuất kinh doanh thường lệ bị gián đoạn, nhiều công ty đã tái định hướng việc sản xuất các thiết bị y tế và chăm sóc sức khoẻ thay vì các mặt hàng bình thường. Ví dụ Sharp đã chuyển hướng sang sản xuất mặt nạ phẫu thuật, Dyson sản xuất máy thở thay cho máy hút bụi hay Lifebuoy cho ra mắt sản phẩm nước rửa tay khô trong mùa dịch.
Việc tái định hướng sản xuất như ông nói có ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với mỗi doanh nghiệp? Theo ông, đây có phải một phần của chiến lược “bình thường mới” mà chúng ta đang thiết lập hay không?
- Tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thực hiện việc chuyển đổi sản xuất mùa dịch nhờ sự linh hoạt trong vận hành chuỗi giá trị giúp cho dây chuyền được sản xuất liên tục. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) hay chuyển dịch các giải pháp quản lý doanh nghiệp từ on-premise sang điện toán đám mây (Cloud) là vô cùng cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp trong giai đoạn này. Điều này sẽ giúp họ nhanh chóng thích ứng được với đại dịch, dễ dàng tiến vào trạng thái “bình thường mới” cùng thị trường.
Ví dụ gần gũi nhất về ngành dệt may Việt Nam, Tổng Công ty May 10 cũng đã tận dụng 8 dây chuyền sản xuất với công suất lên đến 900.000 chiếc/ngày, sản lượng khẩu trang này giúp công ty bù đắp vào lượng thiếu hụt đơn hàng do dịch. Cơ hội mở ra thêm cho May 10 khi đang có nhiều đối tác nước ngoài đặt mua đơn hàng 400 triệu khẩu trang y tế. Theo chân cuộc đua sản xuất khẩu trang, Công ty CP Đầu tư và Thương Mại TNG cũng đã tăng 240% doanh thu nội địa nhờ vào các đơn hàng khẩu trang trong mùa Covid.
Ngoài việc duy trì lợi nhuận, việc chuyển đổi sản xuất theo cách này còn giúp giảm bớt căng thẳng của cuộc chiến chống dịch, giúp doanh nghiệp củng cố lòng tin với người tiêu dùng để dễ dàng quay lại thị trường sau dịch.
Ảnh minh họa: Cio.com.
 
Vậy xin ông cho biết các nhà máy phải đảm bảo được những yếu tố nào để có thể chuyển đổi sản xuất nhanh chóng và thành công?
- Việc thay đổi sản phẩm buộc phải thay đổi nguyên vật liệu đầu vào, một số nhà sản xuất đã đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc tìm kiếm nguồn cung vật liệu khan hiếm trong dịch. Bên cạnh đó, một số thách thức khác đến từ những quy định khắt khe của chính phủ và luật pháp trong việc sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế với những yêu cầu và nhiều quá trình phê duyệt sẽ làm nặng thêm quy trình chuyển đổi sản xuất vốn đã phức tạp.
Ngoài ra việc chuyển hướng sản xuất các sản phẩm khác nhau cũng sẽ mang lại những khó khăn và thách thức ở mức độ khác nhau. Ví dụ các nhà máy sản xuất dầu nhờn có thể tái sử dụng dây chuyển của mình để sản xuất gel rửa tay nhanh chóng và đơn giản. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất các thiết bị lớn (OEMs) sẽ có nhiều trang thiết bị tân tiến, không gian sản xuất rộng và đội ngũ kỹ thuật giỏi để có thể chuyển đổi sản xuất các thiết bị tinh vi và phức tạp hơn
Do đó, chìa khoá trong việc chuyển đổi sản xuất thành công nằm ở việc xác định đúng sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường với nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất phù hợp với doanh nghiệp để từ đó có thể vạch ra lộ trình sản xuất tối ưu.
Ông có dự đoán gì về kịch bản “bình thường mới” của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới?
- Để tìm ra phương hướng chuyển đổi sản xuất phù hợp trong mùa dịch, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát mọi hoạt động trong chuỗi giá trị từ nguồn cung nguyên liệu, thiết bị dây chuyền sản xuất cho đến việc vận hành sản xuất và phân phối sản phẩm. Theo tôi, trong lúc này yếu tố công nghệ và trí tuệ nhân tạo sẽ là chìa khoá vàng giúp doanh nghiệp mở ra cơ hội kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị một cách tối ưu nhất.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được sự tiện lợi mà công nghệ mang lại khi cả nước bước vào giao đoạn cách li xã hội. Ví dụ như việc bộ giáo dục và quyết định tổ chức dạy học trên truyền hình và các nền tảng trực tuyến khác, hay dịch vụ “đi chợ online” cũng nở rộ trong mùa dịch. Điển hình như tại hệ thống Bách Hoá Xanh, khách hàng chỉ cần vào website chọn mua hàng hoá, 30 phút sau sẽ có nhân viên đến giao tận nhà. Hay dịch vụ mua hàng qua điện thoại của hệ thống Co.op Mart đã tăng 50% lượng đơn đặt hàng qua điện thoại chỉ trong tuần giãn cách đầu tiên.
Tôi chắc rằng công nghệ sẽ trở nên ngày càng quan trọng trong mọi quá trình làm việc, các công ty có cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều kết quả tích cực khi nền kinh tế được phục hồi.
Ảnh minh họa: Corporatecomplianceinsights.
 
Đại diện cho Infor, ông có giải pháp nào giúp các doanh nghiệp có thể trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt hơn để dễ dàng chuyển mình trong các cơn khủng hoảng như Covid-19?
- Đại dịch đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc giữ được sự linh hoạt, kiểm soát tốt nguồn lực luôn để sẵn sàng đối đầu với các sự kiện bất ngờ. Ở Infor chúng tôi cung cấp các phần mềm giúp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài sản doanh nghiệp (Enterprise Asset Management)... Việc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng bằng công nghệ kỹ thuật số tự động giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát toàn bộ quá trình sản xuất là chìa khoá để thành công. ERP giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị từ các khâu đầu vào, cung ứng nguyên liệu đến khâu sản xuất, nhân công hay cuối cùng là lưu kho, vận chuyển hàng hoá giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt, mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Khi nói đến xu hướng sử dụng ERP hiện nay, các bạn chắc chắn không thể bỏ qua câu chuyện ứng dụng điện toán đám mây (Cloud) trong quản lý doanh nghiệp. Giải pháp ERP trên cloud giúp doanh nghiệp vận hành linh hoạt hơn, phản ứng nhanh chóng hơn khi làm việc với khách hàng và dễ dàng nắm bắt cơ hội kinh doanh. Ngoài ra, phần mềm còn đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục - điều này là vô cùng thiết yếu, đặc biệt là sau khi chúng ta đã trải qua nhiều biến động trong năm 2020.
 
Nguồnthesaigontimes.vn
Lượt xem13/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng