Nghệ thuật giao tiếp

8 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh đảm bảo thành công

Cập nhật298
0
0 0 0 0
Nếu có kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh tốt, bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục với đối tác từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp.

Việc giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh không giống nhau. Nếu bạn có thể sử dụng những câu nói hài hước, dí dỏm để trò chuyện với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì ngôn ngữ giao tiếp trong kinh doanh không như vậy. Vậy cần có những kỹ năng gì để buổi trao đổi công việc thành công?
 
Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể là điều đầu tiên bạn cần cho kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Có thể bề ngoài của bạn không xinh đẹp, hấp dẫn nhưng tuyệt đối không thể lôi thôi, qua quýt trong cách ăn mặc khi gặp khách hàng. Ngoài vấn đề trang phục, bạn cũng cần chú ý đến phong thái trong khi nói chuyện, cách đi lại, biểu cảm của khuôn mặt… Tất cả những cử chỉ rất nhỏ đó lại là vấn đề mấu chốt cho việc mở đầu cuộc trao đổi được thuận lợi.
 
Chuẩn bị trước cho buổi thảo luận

Trong kinh doanh, đối tác hay khách hàng đều cần sự chính xác và rõ ràng, vì vậy bạn phải có sự chuẩn bị trước về nội dung sẽ thảo luận để không làm lãng phí thời gian khi đàm phán. Bên cạnh những thông tin về doanh nghiệp, dự án của bạn và đối tác, bạn hãy chuẩn bị thêm những câu hỏi bạn còn chưa rõ về khách hàng và chuẩn bị trước những câu hỏi kèm câu trả lời mà khách hàng có thể sẽ đề cập. Việc làm này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc đàm phán với đối tác của mình và cũng giúp cho đối tác đánh giá cao về sự chuyên nghiệp của bạn.

 
Chuẩn bị trước cho buổi thảo luậnChuẩn bị trước cho buổi thảo luận

Nụ cười thân thiện

Một cuộc đàm phán nghiêm túc không cần thêm gương mặt nghiêm nghị và dễ gây căng thẳng. Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cơ bản là bạn luôn nở nụ cười và giữ thái độ thân thiện. Cách làm này sẽ giúp cho bạn dành được thiện cảm của đối tác và cũng giúp cho cuộc trò chuyện suôn sẻ hơn.
 
Sử dụng ngôn từ chuẩn mực và chính xác

Như đã đề cập ở trên, kinh doanh cần sự rõ ràng, minh bạch. Do đó, ngôn ngữ sử dụng trong kinh doanh cũng cần có chuẩn mực và chính xác. Bạn không nên nôn nóng, thể hiện bản thân quá nhiều. Thay vào đó, một thái độ từ tốn và tự tin sẽ giúp bạn “ghi điểm” vơi đối tác hơn.
 
Biết lắng nghe

Dù bạn là người chủ trì cuộc trò chuyện hay không thì kỹ năng lắng nghe luôn được đề cao trong mọi cuộc trao đổi, đặc biệt là khi làm việc với khách hàng. Bạn không nên dành phần nói quá nhiều mà cần phải lắng nghe ý kiến của đối phương để biết ý kiến và mong muốn của họ. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối tác mà còn giúp bạn có thêm thông tin từ phía bên kia.
 
Biết lắng ngheBiết lắng nghe

Một cuộc đàm phán thành công là khi cả hai bên đều đạt được những thỏa thuận có lợi. Nên nhớ, đừng tham lam vì muốn tối ưu hóa lợi ích của bạn và công ty mà khiến đối tác/ khách hàng không hài lòng. Bạn sẽ không thể duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài nếu giữ tư duy làm giàu kiểu tiểu thương, manh mún.
 
Thể hiện sự tôn trọng đối tác

 
Tôn trọng đối tác nghĩa là bạn phải dành hết sự tập trung cho câu chuyện và quan sát, lắng nghe họ. Ngay cả khi có chuyện gấp với một đối tác khác, bạn cũng không nên nói chuyện với cặp mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, lời nói không đi vào trọng tâm của buổi trao đổi. Nếu thực sự có công việc khẩn cấp, hãy xin phép một cách lịch sự để giải quyết những vấn đề trước mắt.
 
Kiên định quan điểm

“Khách hàng là thượng đế”, tôn trọng và đặt khách hàng lên trên hết là điều cần thiết để bạn thuyết phục họ, nhưng đó không có nghĩa là bạn chấp nhận nhường nhịn một cách thái quá, có thể gây bất lợi cho công ty của chính mình. Được lòng khách hàng nhưng lại “mất điểm” với công ty, rõ ràng là bạn không hề có lợi khi để xảy ra tình trạng này. Đó là chưa kể việc thay đổi quan điểm đàm phán có thể khiến khách hàng/ đối tác nghi ngờ về uy tín công ty hay chất lượng sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.
 
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn nên kiên trì với quan điểm của mình. Những khách hàng thông minh sẽ chọn đối tác có chính kiến, kiên định quan điểm chứ không bao giờ chọn đối tác dễ thay đổi.
 
Kiên định quan điểmKiên định quan điểm

Làm chủ cảm xúc khi giao tiếp với khách hàng

Một trong những kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh quan trọng là làm chủ cảm xúc của mình. Khi tiếp xúc với khách hàng bạn hãy luôn nhắc nhở bản thân phải kiểm soát cảm xúc, tránh để cảm xúc chi phối cuộc trò chuyện. Bởi khi đó, bạn sẽ rất dễ đưa ra những hành vi mất kiểm soát, có thể gây ấn tượng xấu về hình ảnh công ty.
Nguồnedu2review.com
Lượt xem20/10/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng