Đúng thời điểm

Cách thức để vẫn có cơ hội thăng chức dù làm việc tại nhà

Cập nhật627
0
0 0 0 0
Ba lưu ý sau có thể giúp bạn đạt được mục tiêu thăng chức ngay cả khi làm việc tại nhà trong hoàn cảnh khó khăn hơn ở văn phòng.

Năm ngoái, bạn đã viết ra mục tiêu sự nghiệp của mình thế nào? Bạn có phấn đấu được tăng lương hay thăng chức không? Thật không may, đại dịch đã khiến mục tiêu đó của nhiều người trở nên khó đạt được.

Nhóm chuyên gia tại Trường Kinh doanh Henley, thuộc Đại học Reading (Anh) đã tiến hành một khảo sát toàn cầu về cơ hội thăng chức từ năm 2020 đến nay. Kết quả, các quyết định đề bạt đã thực sự suy giảm khi đại dịch diễn ra. Tuy nhiên, khảo sát cũng đúc kết 3 bí quyết cơ bản, từ một số người vẫn được nâng lương hoặc được bổ nhiệm vị trí cao hơn.
cach-thuc-de-van-co-co-hoi-thang-chuc-du-lam-viec-tai-nhaVẫn có người thành công hơn trong sự nghiệp dù Covid-19 đang diễn ra. Ảnh: Pixabay.
Giữ kết nối với sếp

Làm việc tại nhà mang đến những đặc quyền cho bạn như ăn mặc thoải mái, hay chỉ mất 30 giây để đi từ giường ngủ đến bàn làm việc thay cho hàng giờ tắc đường. Nhưng làm việc tại nhà, về bản chất là không tiếp xúc trực tiếp với đồng nghiệp và cấp trên. Việc xa mặt cách lòng là có thật và bài toán của bạn là đảm bảo các mối quan hệ ở văn phòng vẫn bền chặt.

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia Trường Kinh doanh Henley cho biết những nhân viên đặt nền móng để xây dựng mối quan hệ vững chắc với các quản lý có khả năng được thăng chức cao hơn 82% so với những đồng nghiệp không giữ liên lạc. Tuy nhiên, bạn cần giao tiếp thường xuyên với họ một cách duyên dáng.

Giữ kết nối không có nghĩa là bạn nhắn tin với sếp mỗi giờ để báo cáo tất cả những việc vừa làm xong, trừ khi được yêu cầu. Dưới đây là một số ý tưởng:

Cập nhật việc bạn làm: Hãy để sếp dễ dàng biết được những gì bạn đang. Khi ấy, nếu có thêm nhiệm vụ, bạn sẽ được chọn đầu tiên. Để làm việc lại, hay đề xuất cách thức và tần suất cập nhật tiến độ công việc cho bạn cho sếp.

Đề xuất ý tưởng: Điều này thể hiện sự chủ động và khả năng lãnh đạo, đồng thời cho thấy bạn biết mục tiêu của công ty và cách đạt được mục tiêu đó.

Chủ động giúp đỡ: Hỏi sếp của bạn xem họ đang làm gì hoặc có cần giúp đỡ gì không. Khi bạn giúp đỡ họ, đó cũng là cơ hội để họ thấy được bạn muốn làm việc với tư cách nào. Bạn có thể nói, Tôi biết anh/chị dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thị trường. Tôi có thể giúp được gì không? Nó cũng sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường.

Tìm kiếm phản hồi: 96% lãnh đạo được nhỏm nghiên cứu nói rằng nhân viên cần chủ động xin đánh giá của cấp trên, ít nhất một lần mỗi quý để cho thấy rằng họ sẵn sàng muốn cải thiện. Điều này cũng giúp bạn biết khi nào là thời điểm thích hợp để yêu cầu được thăng chức.

Đóng góp cho tập thể

Họp trực tuyến là công việc hàng ngày để các quản lý đưa ra nhiệm vụ cho đội ngũ và là cơ hội để nhân viên nêu ý tưởng. Vì vậy, hãy tận dụng các cuộc họp này hay các cuộc trò chuyện nhóm để chia sẻ ý kiến và ý tưởng của bạn.

Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy dễ bị tổn thương, đặc biệt là nếu những đóng góp gặp nhiều phản biện. Nhưng càng thực hành nhiều thì bạn sẽ phát triển được những ý tưởng tốt hơn và được đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác. Có đến 75% nhà tuyển dụng theo khảo sát đây là yếu tố quan trọng để cân nhắc một nhân viên triển vọng. Sau đây là cách đóng góp hiệu quả:

Thực hành trước: Nếu bạn là người mới, hãy thực hành trước khi nêu ý tưởng chính thức. Hãy hỏi một đồng nghiệp thâm niên hơn về những ý tưởng của bạn, liệu nó đã từng được đề xuất hay bị từ chối bao giờ chưa. Nếu nó đã triển khai, hãy tìm cách tham gia tiếp vào quá trình đó. Nếu nó bị bác bỏ, hãy tìm hiểu lý do.

Suy nghĩ về hậu cần và tính khả thi của ý tưởng: Trước khi nêu ý tưởng, hãy nghĩ về những điều khác sẽ bị ảnh hưởng nếu triển khai. Ý tưởng của bạn có tốn tiền không? Nó có cần sự tham gia của nhiều người không? Hay là nó dễ thực hiện? Việc đó càng dễ dàng thì càng có nhiều khả năng được chấp thuận. Nhưng đừng để điều đó hạn chế bạn; chỉ cần đảm bảo bạn thực sự có một kế hoạch nghiên cứu, chi tiết và có cân nhắc trước nhiều yếu tố

Phát triển lợi thế riêng: Hãy giúp đỡ đồng nghiệp theo cách riêng của bạn. Hãy tận dụng bộ kỹ năng, mạng lưới hoặc kiến thức của bạn để biến mình thành người hoàn hảo cho việc dẫn dắt một dự án. Bạn có giỏi phân tích dữ liệu không? Bạn có thể phát hiện và tìm ra các xu hướng không? Cho người quản lý và nhóm của bạn thấy bạn đắc lực thế nào.

Lưu giữ bằng chứng

Làm việc trong môi trường điện tử có nghĩa là bạn có thể lưu giữ thành tích công việc của mình dễ dàng. Khi làm việc trong một dự án (cho dù một mình hay trong nhóm) hoặc với các đồng nghiệp bên ngoài, hãy giữ một bản sao của bất kỳ phản hồi nào bạn nhận được. 80% số người được thăng chức trong khảo sát nỏi rằng họ đã làm điều này. Khi đề nghị được thăng chức, họ có những bằng chứng cụ thể về hiệu suất thời gian qua của mình.

Đồng thời, nhóm chuyên gia khuyên rằng bạn nên viết một tóm tắt khoảng 200 chữ cho từng dự án mà bạn nhận. Nội dung bao gồm vai trò của bạn, những gì bạn đã học được và bất kỳ phản hồi nào bạn nhận được, cả tốt lẫn xấu.

Bạn có thể gửi các tóm tắt đi kèm khi muốn đề nghị thăng chức hoặc dùng nó để tham khảo khi bạn có một cuộc trao đổi trực tiếp về khả năng được cấp trên đề bạt. Sau đây là cách triển khai nội dung hiệu quả:

Những gì bạn đã làm và làm tốt: Bắt đầu tóm tắt bằng cách nói về thành công trong tư cách lãnh đạo dự án mà bạn nhận. Đây không phải là tự quảng cáo mà để giúp người quản lý hiểu những đóng góp của bạn. Bạn đã thử một công cụ hoặc quy trình mới? Bạn có nghĩ ra một cách hiệu quả để phân bổ công việc giữa các thành viên trong nhóm của mình không?

Những gì bạn đã học được và có thể làm tốt hơn: Những điều bạn rút ra được khi thực hiện dự án này là gì? Làm thế nào bạn có thể làm cho nó tốt hơn và bạn đã đặt ra những mục tiêu gì cho bản thân từ trải nghiệm đó?

79% các nhà quản lý được khảo sát cho biết việc nhân viên tự đặt ra các mục tiêu cho bản thân thay vì chờ cấp trên giao, là điều mà họ tìm kiếm khi quyết định thăng chức cho một người. Hãy cân nhắc sử dụng cụm từ, Trường hợp được thực hiện lại dự án này, chúng tôi có thể làm tốt hơn nữa nếu....

Chịu trách nhiệm về thành công lẫn thất bại: 89% các ông chủ đặt giá trị cao về tính chính trực. Khi bạn làm việc theo nhóm, bạn rất dễ trốn tránh trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho một quy trình. Hãy cho sếp thấy bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm như thế nào. Nếu bạn mắc phải sai lầm, hãy thừa nhận và nói về cách bạn có thể tránh được nó trong tương lai.
NguồnVnexpress.net
Lượt xem17/10/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng