Đúng thời điểm

Khi nào nên nghĩ đến chuyện thăng chức cho nhân viên?

Cập nhật630
0
0 0 0 0
Mọi tổ chức và doanh nghiệp đều có cấu trúc phân cấp công việc nhất định, theo đó một nhân viên tiến bộ và có nhiều đóng góp cho tổ chức sẽ được tiến cử lên vị trí cao hơn với nhiều trách nhiệm hơn và đương nhiên tiền lương và phụ cấp cũng theo đó tăng lên. Vai trò của chính sách thăng tiến trong công ty là gì? Dựa vào đâu để xem xét thăng chức cho nhân viên lên cấp quản lý hay cao hơn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Việc thăng chức không phải là phương pháp duy nhất để giao thêm trọng trách cho một nhân viên nhưng là hình thức chủ yếu để thúc đẩy động lực và tinh thần làm việc của nhân viên. Điều này dẫn đến hiệu suất làm việc cao và giúp công ty giữ chân những nhân viên quan trọng và đóng góp lớn cho tổ chức. Tuy nhiên, với nhiều người thì việc cất nhắc được thăng chức lại trở thành nỗi lo. Vậy làm sao để từ chối khéo sếp khi chưa muốn thăng chức? Với vai trò là người lãnh đạo, việc thăng chức cho nhân viên sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, trong đó một số lợi ích chính như sau: 
  • Công nhận và cải thiện hiệu quả làm việc, tham vọng và tinh thần làm việc của nhân viên.
  • Nâng cao động lực và củng cố lòng trung thành của nhân viên.
  • Phát triển tinh thần cạnh tranh giữa các nhân viên trong công ty.
  • Bồi dưỡng quản lý cấp cao trong tương lai.
  • Giảm thiểu sự chống đối và bất mãn trong nhân viên.

Tầm quan trọng của chính sách thăng tiến trong công ty
Khi nào nên thăng chức cho nhân viên
Đối với một tổ chức, quyết định có thăng chức cho một nhân viên hay không là điều không đơn giản, trải qua quy trình giám sát và đánh giá nghiêm túc và khách quan. Không phải nhân viên nào cũng xứng đáng hay được xét thăng chức do thâm niên làm việc chưa đủ, thành tích trong công việc chưa đủ thuyết phục, kỹ năng cần thiết và kinh nghiệm làm việc còn thiếu ở chức vụ đưa ra.

Thăng chức là một quyết định quan trọng không chỉ là sự thay đổi về cấp bậc mà còn kèm theo công việc và tránh nhiệm mới, vì thế cần có sự đánh giá, cân nhắc kỹ càng kỹ năng, hiệu quả làm việc của nhân viên đó cùng nhiều yếu tố khác như sau:

Hiệu quả làm việc: Một trong những điểm quan trọng nhất để xem xét thăng chức cho nhân viên là đánh giá hiệu quả làm việc của họ trong một khoảng thời gian nhất định, ngoài ra họ cũng cần hội tụ những kỹ năng mềm cần thiết, để phù hợp với vị trí được thăng chức.

Thời gian làm việc: Một yếu tố khác cần xem xét có nên thăng chức cho nhân viên đó hay không là thâm niên làm việc. Số năm làm việc tại công ty cũng chi phối đến thời gian thăng chức. Tuy không phải yếu tố duy nhất nhưng nếu thời gian thăng chức quá nhanh trong khi nhân viên đó lại không có thành tích gì quá xuất sắc dễ gây nên sự bất mãn cho những nhân viên có thực lực khác.
Sếp nên thăng chức cho nhân viên khi nào?
Công lao và năng lực: Để khiến những nhân viên khác tâm phục khẩu phục về quyết định thăng chức của cấp trên thì chính nhân viên đó phải thể hiện được năng lực của bản thân và những đóng góp của mình cho tổ chức.

Bằng cấp/chứng nhận: Trình độ giáo dục và kiến thức chuyên môn cũng là một công cụ đo lường hay ra quyết định khi xem xét thăng chức.

Đánh giá triển vọng: Trước khi đưa ra quyết định thăng chức, một yếu tố khác cần đánh giá là khả năng làm việc của nhân viên đó ở chức vụ mới.

Khoảng cách với lần thăng chức trước đó: Khoảng cách giữa hai lần thăng chức quá gần cũng dễ gây dị nghị và sự bất bình của các thành viên còn lại.

Còn đối với phía nhân viên, khi thấy một đồng nghiệp nào đó được thăng chức, bạn cũng chớ dại đòi thăng chức. Bạn chớ dại dùng chiêu nghỉ việc để đòi thăng chức bởi nhiều khi kết quả không được như bạn mong muốn, mà còn mang tới nhiều bất lợi ảnh hưởng tới công việc, vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ càng nhé.
 
NguồnTheo vn.joboko
Lượt xem16/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng