Phúc lợi nhân viên

​Lao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Cập nhật922
0
0 0 0 0
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 . Vậy, câu hỏi được đặt ra người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
 
​Lao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcLao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Ảnh minh họa)

Về vấn đề này, THƯ KÝ LUẬT xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Cán bộ, công chức, viên chức;

Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Lưu ý: Từ 01/01/2020, kể từ ngày Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực sẽ không còn đối tượng là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Bên cạnh đối tượng người lao động là công dân Việt Nam thì người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Theo đó, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau:

Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có 04 trường hợp không phải tham bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

(1) Không có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;

(2) Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 năm với người sử dụng lao động tại Việt Nam;

(3) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;


Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

(4) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động 2012, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lưu ý: Từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực tuổi nghỉ hưu là tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ.

Tóm lại, người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam nếu đủ các điều kiện vẫn thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trừ 04 trường hợp đã kể trên.
NguồnTổng hợp
Lượt xem22/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng