Phúc lợi nhân viên

Trách nhiệm với lao động hồi hương

Cập nhật302
0
0 0 0 0
(Baothanhhoa.vn) - Giải quyết việc làm cho lao động vừa hồi hương lúc này không chỉ là mệnh lệnh có tính chính trị, còn là tình cảm đặc biệt của quê hương.

Theo thống kê, trong đợt dịch COVID-19 lần này có khoảng 166.300 lao động là người Thanh Hóa đã trở về quê hương, trong đó rất nhiều người có nhu cầu ở lại quê nhà học nghề, tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Thời gian tới, số lao động hồi hương dự kiến còn tăng nên dễ xảy ra tình trạng dư thừa. Giải quyết việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch để ổn định xã hội là yêu cầu cấp thiết lúc này.

Ngày 2-9-2021, UBND tỉnh đã ban hành phương án đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong cách ly, trong đó vấn đề được tập trung thực hiện là đẩy mạnh hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục đầu tư, đồng thời thu hút thêm nhà đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động; kịp thời tham mưu, đề xuất các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động trở về từ vùng dịch vào làm việc.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu tuyển dụng trên địa bàn, nhu cầu việc làm và học nghề của người lao động trở về từ vùng dịch để xây dựng kế hoạch tư vấn, giới thiệu việc làm, kết nối cung - cầu lao động.

Những lao động tự tạo việc làm cho mình sẽ được ưu tiên vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo, mức vay 100 triệu đồng/lao động, thời hạn vay 120 tháng.

Những lao động vừa hồi hương giống như những con thuyền đang mất phương hướng sau bão. Việc tỉnh đưa ra phương án giải quyết việc làm cho họ lúc này vừa giúp ổn định trật tự xã hội, vừa cho thấy sự nhân văn trong chính sách an dân.

Trước một vấn đề xã hội lớn, chưa có tiền lệ, tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra 3 hướng giải quyết cả trước mắt lẫn lâu dài đó là tạo cơ hội việc làm cho lao động đã có tay nghề; hỗ trợ dạy nghề cho lao động chưa qua đào tạo và tạo nguồn vốn để người lao động chủ động sinh kế. Chủ trương là rất rõ ràng, vì thế đòi hỏi việc tổ chức thực hiện cũng phải kịp thời. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, cùng lúc phải giải quyết cho nhiều lao động, nên cần có sự cộng đồng trách nhiệm rất cao từ nhiều cơ quan chức năng trong lĩnh vực lao động - việc làm, an sinh xã hội, doanh nghiệp và chính quyền mới có thể đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Mỗi cơ quan và từng cán bộ thực thi phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, nhằm cụ thể chính sách an dân của tỉnh, một tình cảm đặc biệt của quê hương dành cho đồng bào trở về. Vì vậy trong phối hợp thực hiện phải có sự nhịp nhàng với trách nhiệm cao nhất cùng hướng về người lao động. Thực hiện hiệu quả vấn đề này cũng góp phần đưa chủ trương ly nông nhưng không ly hương mà tỉnh đang chỉ đạo sớm thành hiện thực.

Xem thêm về phúc lợi nhân viên khác: Tại đây
Hỗ trợ về phần mềm quản lý nhân sự: Tại đây
NguồnLam Vũ
Lượt xem10/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng