Video chanel

Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cập nhật793
0
0 0 0 0
Quản lý nhân sự là một công việc quan trọng trong mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Làm sao để tối ưu được năng suất lao động là một bài toán không hề đơn giản.
Để hiểu hơn đâu là những phương pháp quản lý nhân sự phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây.
1. Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay một công ty một cách hiệu quả. Nguồn lực con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức.
Quản lý nhân sự
Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi có sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời cần hiểu rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Vì thế các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn. Giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.

2. Vai trò của việc quản lý nhân sự trong tổ chức
Việc quản lý nhân sự tốt sẽ giúp công ty có sự đồng bộ, ổn định. Đồng thời đảm bảo các bộ phận đều hoạt động một các trơn tru. Quản lý nhân sự tốt giúp nhà quản lý giám sát công việc của mỗi nhân viên. Nắm được quy trình vận hành và trả thù lao xứng đáng cho người lao động.
Quản lý nhân sự tốt còn giúp tối ưu năng suất làm việc. Môt doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì mỗi nhân viên cần hoạt động hiệu quả. Khi làm tốt công tác quản lý nhân sự có nghĩa là đang đảm bảo quyền lợi của người lao động. Xây dựng môi trường làm việc thoải mái sẽ kích thích sự nhiệt tình, sáng tạo và tình yêu nghề của mỗi người lao động. Năng suất mỗi người đều tăng lên một chút cũng đủ để giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận khủng. Quan trọng hơn là bộ máy nhân sự càng ngày càng vững chắc, đoàn kết, ổn định.

3. Làm sao để có thể quản lý nhân sự hiệu quả
Mỗi nhà lãnh đạo đều lựa chọn cho mình một phong cách quản lý nhân sự riêng. Tuy nhiên, chung quy để có thể làm việc này hiệu quả bạn cần đảm bảo các yêu tố sau:
  • Tinh thần trách nhiệm, hết lòng với công việc: 
Sếp thường sẽ là tấm gương cho nhân viên. Vì thế nếu bạn muốn nhân viên mình là những người có tinh thần trách nhiệm và hết lòng với công việc thì trước hết bạn phải là người như thế. Nhà quản lý cần thể hiện được sự nỗ trong công việc. Dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, không sợ khổ.
Hết lòng công hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho người lao động. Thì khi đó nhân viên cũng sẽ hành động tận tâm giống nhà quản lý.
  • Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia:
Nhà quản lý giỏi không chỉ nói và ra lệnh mà phải biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm cũng như những đóng góp đến từ chính nhân viên. Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khó, niềm vui, nỗi buồn của nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.
Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia
  • Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên: 
Nhân viên cũng cần được phát triển. Vì thế Nhà quản lý cần định hướng phát triển, lộ trình công danh trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Lãnh đạo giỏi cần phải đảm bảo quản lý nhân viên ở mức mỗi các nhân phải nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình thì làm việc một cách hiệu quả, năng suất cao dưới sự hướng dẫn và định hướng của quản lý. Đồng thời, nâng cao mối quan hệ giao tiếp của sếp với nhân viên.
Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên
  • Tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn chiến lược là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một nhà quản lý giỏi. Điều này giúp tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.
  • Tạo động lực làm việc bằng nghệ thuật khen – chê: 
Bạn sẽ nhận thấy lợi ích to lớn từ việc khen khi nhân viên hoàn thành tốt công việc. Nếu như các khoản thưởng tạo ra động lực tài chính thì khen tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn.
Khen có thể dễ dàng thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như giấy khen, tuyên dương trước công ty hay đơn giản chỉ là câu nói “ bạn làm tốt lắm”. Tuy nhiên khi chê, thì bạn cần sự tinh tế nhiều hơn. Chê nhân viên một cách trực tiếp, khắt khe và từ ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ tổn thương và từ bỏ bạn.

Xem thêm Giải pháp doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nguồndragonlend.vn
Lượt xem03/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng