Kỹ năng nghề nghiệp

Cách phát triển kĩ năng nghề nghiệp

Cập nhật461
0
0 0 0 0
Kỹ năng nghề nghiệp thậm trí còn quan trọng hơn cả bằng cấp. Hầu hết nhà tuyển dụng, doanh nghiệp ưu tiên những ứng viên; nhân sự có nghiệp vụ và đảm nhận được công việc mà công ty, cấp trên giao cho.
Cách phát triển kĩ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là gì?
Cách phát triển kĩ năng nghề nghiệp

Khái niệm kỹ năng nghề nghiệp là gì?

Kỹ năng nghề nghiệp (professionnal skills hoặc vocational) là thuật ngữ có nguồn gốc từ thuật ngữ kỹ năng (skills) nhưng nội hàn được mở rộng theo hướng khả năng và năng lực thực hiện công việc trong lĩnh vực cụ thể nào đó của con người.

“Năng lực thực hiện” là thuật ngữ được dịch vụ tiếng Anh hoặc tiếng Đức dùng trong các tài liệu của hiều tác giả trình bày về quan điểm giáo dục đào tạo theo cách tiếp cận năng lực thực hiện.

Theo quan niệm này, năng lực thực hiện được coi là sự tích hợp nhuần nhuyễn của ba thành yếu tố kiến thức, kỹ năng; thái độ cần thiết để hoàn thành từng công việc cụ thể của nghề; chứ không phải là sự tồn tại độc lập giữa chúng với nhau và ít liên quan đến công việc của nghề.

Kỹ năng nghề nghiệp theo nghĩa hẹp

Nếu kỹ năng thuần túy được hiểu theo nghĩa hẹp, hướng tới thao tác khả năng hoạt động cụ thể thì kỹ năng của nghề nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng hướng tới khả năng năng lực thực hiện hành động của người trong lĩnh vực nghề nghiệp Kỹ năng theo nghĩa hẹp chỉ là một thành tố của năng lực (năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ).

Trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn được biểu hiện những khả năng nhất định để thực hiện công việc nào đó khi thực hiện những hoạt động ấy, con người cần thiết phải có tri thức kinh nghiệm cần thiết tương ứng với hoạt động có khả năng tập trung ý chí tư duy tưởng tượng.  Có làm như vậy con người mới thực hiện hoạt động theo mục đích tất cả những yếu tố đó biểu hiện khả năng thực hiện hoạt động nghề nghiệp của con người. Có người gọi đó là kỹ năng của nghề nghiệp, có người gọi là năng lực nghề nghiệp, có người đơn giản chỉ gọi đó là kỹ năng. Chính vậy mà kỹ  năng nghề nghiệp cần được hiểu theo nghĩa rộng.

Kỹ năng nghề nghiệp theo nghĩa rộng là năng lực

Kỹ năng của nghề nghiệp phải được hiểu theo nghĩa rộng, tức là năng lực mới thấy được đầy đủ ý nghĩa của nó. Ngày nay với cách tiếp cận thực hiện trong đào tạo các nhà sư phạm nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để người học có thể vận dụng vào công việc thực hiện từng công việc cụ thể một nghề.

Theo đó, kỹ năng của nghề nghiệp hay năng lực nghề nghiệp được hiểu như nhau về nội hàm và đều hướng tới khả năng thực hiện công việc của con người trong hoạt động nghề nghiệp.

Kỹ năng của nghề nghiệp được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa vào một số tiêu chuẩn xác định.
• Nếu căn cứ vào mức độ của hành động, có các loại kỹ năng đơn giản như đọc, viết… và các kỹ năng phức tạp như học tập, vận hành máy móc…

• Nếu căn cứ vào mức độ biểu hiện của kỹ năng có:

– Kỹ năng chung: Là loại kỹ năng biểu hiện ở mọi hoạt động của con người như kỹ năng sử dụng các công cụ lao động, kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu…
– Kỹ năng riêng: Là kỹ năng trong hoạt động nghề nghiệp nhất định nào đó. Ở mỗi nghề tùy thuộc vào từng trình độ đòi hỏi người lao động phải có các kỹ năng tương ứng.

• Nếu căn cứ vào mức độ quan trọng của kỹ năng, người ta phân ra các loại:

– Kỹ năng cơ bản: Gồm những kỹ năng áp dụng để làm việc nói chung, không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Kỹ năng chung: Gồm những kỹ năng có thể áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực ngành nghề có liên quan.
– Kỹ năng cốt lõi: Gồm những kỹ năng cần thiết; bắt buộc phải có để được công nhận là trình độ nghề nghiệp nhất định nào đó.

• Nếu căn cứ vào tính chất của kỹ năng, người ta còn phân loại ra các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm:

– Kỹ năng cứng: Là kỹ năng chuyên môn nghề kỹ năng kỹ thuật cụ thể như khả năng học vấn trình độ chuyên môn cho mỗi công việc ngành nghề nhất định và kinh nghiệm. Là kỹ năng chuyên môn nghề.  Kỹ năng kỹ thuật cụ thể như: khả năng học vấn trình độ chuyên môn cho mỗi công việc ngành nghề nhất định và kinh nghiệm.
– Kỹ năng mềm: Thương hiệu là các kỹ năng không mang tính kỹ thuật.  Là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ cảm xúc dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người.

Thực tế cho thấy khi 99% thành công trong công việc được mang lại từ các kỹ năng mềm; kỹ năng mềm là khả năng linh hoạt ứng dụng và vận dụng tổng hợp hòa các kỹ năng phối hợp xử lý và giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả  mong đợi.

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp

Các giai đoạn phát triển


• Kỹ năng có một số nội dung là những quá trình tâm lý vì nó là tổ hợp của hàng loạt các yếu tố hợp thành như tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có khả năng tư duy…
• Kỹ năng có tính linh hoạt và có thể di chuyển từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác kỹ năng có tính kỹ thuật, tức là có cấu trúc thao tác và trình tự tổ chức các thao tác đó.
• Kỹ năng được hình thành do luyện tập được hình thành trong quá trình hoạt động của con người.

Lộ trình phát triển
Cách phát triển kĩ năng nghề nghiệp
• Giai đoạn bắt chước: Chỉ hành động theo mẫu
• Giai đoạn làm được: Hiểu nhiệm vụ quy trình làm việc nhưng còn có những sai sót; thời gian hoàn thành chậm và đôi khi còn cần có sự chỉ dẫn.
• Giai đoạn làm chính xác: Làm việc theo quy trình; chính xác và hoàn thiện công việc nhanh chóng.
• Giai đoạn thành kỹ xảo: Kỹ năng được tự động hóa, trên cơ sở đó hình thành nên kỹ xảo
• Giai đoạn làm biến hóa: Thể hiện khả năng di chuyển kỹ năng sang các tình huống mới hoặc hình thành các kỹ năng phức tạp

Kỹ năng có được do quá trình lập đi lập lại một hoặc nhóm hành động nhất định nào đó, kỹ năng theo nghĩa hẹp, Hàn chỉ đến những thao tác hành động cụ thể của con người, kỹ năng hiểu theo nghĩa rộng hướng nhiều đến khả năng đến năng lực của con người.

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp như thế nào?
Cách phát triển kĩ năng nghề nghiệp
Phát triển kỹ năng của nghề nghiệp được hiểu là phương châm và biện pháp mang tính toàn diện hệ thống về việc đào tạo lực lượng lao động với những kỹ năng, kỹ thuật trình độ nhất định; để họ có thể tiếp cận với công việc trong thị trường lao động. Phát triển kỹ năng là phát triển cả hệ thống đào tạo nghề nghiệp từ đường lối quan điểm đến mạng lưới cơ sở đào tạo đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình Nhân tập trung vào người học sau quá trình đào tạo.

Tuy nhiên, Phát triển kỹ năng của nghề nghiệp khác phát triển đào tạo nghề nghiệp ở chỗ Khi nói tới đào tạo nghề nghiệp, tức là đặt trọng tâm ở đầu vào trọng vào nhà trường và giáo viên; còn khi nói tới phát triển kỹ năng, tức là người ta quan tâm tới đầu ra lấy người học là trung tâm.
NguồnKiến Tâm
Lượt xem14/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng