Giao đúng cách

7 lỗi phổ biến của Sếp

Cập nhật324
0
0 0 0 0
Dù bạn có nhiều dự định hay và nhiều kinh nghiệm trong vai trò là nhà kinh doanh, chủ công ty, lãnh đạo, quản lý, nếu bạn là sếp thì khả năng mắc lỗi là đương nhiên.

Có hai loại lỗi cơ bản như sau:

Có những lỗi bạn chỉ phạm phải một lần, rồi bạn tự nhận ra lỗi đó, học hỏi được từ việc mắc lỗi, và không bao giờ sai lầm nữa. Bởi vì bạn sẽ nhanh chóng khắc phục lỗi lầm của mình, bạn thật sự là người sếp tốt.
 
Loại thứ hai nguy hiểm hơn nhiều so với loại đầu tiên và gây nhiều tổn thất cho công ty hơn. Đó là khi bạn không nhận ra mình đã phạm sai lầm. Hậu quả là những lỗi lầm này ngày càng ăn sâu và phong cách quản lý của bạn, gây ra nhiều vấn đề cho nhân viên, cho công ty, và quan trọng hơn cả là cho khách hàng. Và bạn trở thành một người sếp chẳng ra gì.

Dưới đây là những lỗi thường gặp ở các sếp yếu kém. Bạn hãy xem mình có những hành xử tương tự hay không? 

1.      Không truyền đạt thông tin rõ ràng cho nhân viên

Thông tin là quyền lực tối ưu giúp nhân viên hoàn thành công việc nhanh chóng và đúng yêu cầu. Thông tin càng hoàn chỉnh và càng chính xác thì nhân viên sẽ thể hiện tốt năng lực của họ và phục vụ cho khách hàng của công ty tốt hơn.
 
2.      Chỉ lo khắc phục hậu quả thật nhanh mà không xem xét nhiều phương án

Việc bạn khắc phục lỗi lầm nhanh chóng có thể giải quyết nhiều vấn đề trước mắt chứ không chấm dứt những việc dai dẳng sau này. Hãy dành thời gian suy nghĩ cặn kẽ về gốc rễ của vấn đề và đưa ra các chiến lược giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
 
3.      Không phân công nhân viên hợp lý

Không một người lãnh đạo nào có thể tự mình làm hết tất cả mọi việc. Việc này chẳng mang lại hiệu quả gì mà còn phí phạm nguồn nhân tài bạn đang có. Khi bạn phân công nhân viên hợp lý, bạn sẽ làm được nhiều việc hơn và mức độ hiệu quả cao hơn.
 
4.      Không đề ra mục tiêu cho nhân viên

Bạn không được để nhân viên của mình tự bơi. Là cấp trên, bạn luôn phải đề ra các mục tiêu thực tế và có khả năng hoàn thành cao cho nhân viên và hướng dẫn họ nỗ lực thế nào để giúp công ty đạt được mục tiêu. 

5.      Không chấp nhận thay đổi

Xu hướng hiện nay là chấp nhận những thay đổi chóng mặt trong môi trường kinh doanh và phải tận dụng những thay đổi này để đưa công ty đi lên. Nếu bạn không chấp nhận thay đổi, đối thủ cạnh tranh sẽ vượt lên dẫn đầu. Hãy học cách ứng phó với thay đổi và xem những thay đổi là cơ hội tốt cho bạn.
 
6.      Không công nhận thành quả của nhân viên

Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn (và cũng chẳng mất nhiều tiền) là đã tạo thêm động lực cho nhân viên, ví dụ một lời cảm ơn chân thành sẽ làm nhân viên vui vẻ suốt cả ngày làm việc.
 
7.      Lúc nào cũng nghiêm trọng hóa vấn đề

Bạn luôn phải đảm bảo rằng môi trường làm việc ở công ty là nơi nhân viên làm việc mỗi ngày và dành nhiều thời gian hơn cả ở nhà họ. Do đó hãy luôn tạo ra bầu không khí hài hòa, vui vẻ cho mọi người.
 
Bạn có mắc lỗi nào trong những điều liệt kê trên đây? Hãy nhanh chóng khắc phục để trở thành sếp tốt và quản lý công việc hiệu quả hơn.
NguồnTheo inc.com
Lượt xem21/07/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng