Tuyển đúng người

Các bước cần thiết để tuyển dụng “đúng người đúng việc”

Cập nhật325
0
0 0 0 0
Nhân lực là yếu tố tiên quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, một doanh nghiệp muốn giữ vững vị trí và đi đầu trên thị trường luôn cần một đội ngũ mạnh về chuyên môn lẫn kỹ năng. Điều đó cho thấy vì sao rất nhiều doanh nghiệp xem trọng quá trình tuyển dụng và phỏng vấn ứng viên. Vậy làm thế nào để nhân sự có thể đánh giá đúng tiềm năng ứng viên và lựa chọn ứng viên tốt nhất ?
 Các bước cần thiết để tuyển dụng “đúng người đúng việc”
1. Lên kế hoạch
 
Triệu tập một cuộc họp để lên kế hoạch tuyển dụng, nhằm thống nhất danh sách cho các yêu cầu thiết yếu cho quá trình tuyển dụng. Thông thường các công ty đều có bản mô tả vị trí cần tuyển dung, tuy nhiên phòng nhân sự cũng cần xem xét, điều chỉnh và cập nhật kịp thời những yêu cầu mới đối với các vị trí để phù hợp với yêu cầu hiện tại của công ty. Tối thiểu buổi họp này nên có bộ phận Nhân sự, nhà tuyển dụng, nhân viên phụ trách bộ phận tuyển dụng và nhân sự liên quan đến vị trí tuyển dụng.
 
2. Đăng thông tin tuyển dụng
 
Mô tả công việc sẽ được đưa đến bộ phận tuyển dụng để xây dựng nội dung thông tin tuyển dụng hoàn chỉnh. Thông tin tuyển dụng này sẽ được công khai trên website của công ty, các trang web tuyển dụng và các kênh thông tin khác.
 
3. Lựa chọn ứng viên trên giấy
 
Xem trước các hồ sơ ứng viên nhằm lọc ra các ứng viên phù hợp với tiêu chí trong bản mô tả công việc. Một vài gợi ý tham khảo về những hồ sơ xin việc mà bạn nên nhanh chóng bỏ qua mà không cần phải cân nhắc như: chuyển công tác quá nhiều lần trong thời gian ngắn, hồ sơ không nêu bật thành quả chỉ coi trọng hình thức, mặc định bản thân là chuyên gia, mắc lỗi chính tả trong CV hay CV như nhật ký hằng ngày…
 
4. Chuẩn bị bảng đánh giá ứng viên
 
Bạn cần chuẩn bị các câu hỏi cụ thể và một mẫu đánh giá đi kèm trước khi thực hiện buổi phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn này, bạn cũng lưu ý nên có những câu hỏi mở nhằm khuyến khích các ứng viên suy nghĩ thoáng hơn. Hãy chú ý không để có quá nhiều hỏi quá nhiều câu hỏi “Tại sao?” vì điều này sẽ làm cho ứng viên cảm thấy hồi hộp hơn và không thoải mái để thực hiện phần phỏng vấn của mình. Một vài câu hỏi xử lý tình huống nhanh giúp bạn nhận định ứng viên có phải là người linh hoạt hoặc biết cách xử lý tình huống và giỏi chịu áp lực công việc.
 
5. Chuẩn bị cho các bài kiểm tra đánh giá bổ sung
 
Bạn nên cân nhắc để chuẩn bị, sắp xếp các công cụ đánh giá bổ sung nếu cần thiết. Dưới đây là một số dạng test thường được các công ty/doanh nghiệp sử dụng.
  • Trắc nghiệm tâm lý: Trắc nghiệp này giúp bạn có được đánh giá ban đầu về quá trình làm việc trong tương lai của ứng viên và giúp bạn lựa chọn được những ứng viên có các kỹ năng và thái độ làm việc thành công.
  • Các bài test công việc: Thường được sử dụng dưới hình thức mô phỏng hay đóng vai và cho phép bạn quan sát các hành vi của ứng viên, so sánh với những yêu cầu trong công việc bạn mong muốn có ở người làm việc tại vị trí này. đặc biệt hữu ích khi các ứng viên có CV tương đồng nhau, những người chưa có kinh nghiệm, hay đòi hỏi một năng lực cụ thể nào đó.
  • Đánh giá tổng thể: Ứng viên sẽ tham gia vào các bài tập cá nhân và bài tập nhóm, như phỏng vấn, kiểm tra tâm lý, các nhiệm vụ nhóm và thuyết trình, đôi khi quá trình này sẽ mất tới vài ngày. Hình thức này thường được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp lớn.
6. Soạn sẵn danh sách của bạn
 
Xem lại thông tin tuyển dụng của bạn để vẽ lại thành một bảng đánh giá riêng cho mình, ghi chú trong bảng đánh giá những tiêu chí của bạn. Danh sách của bạn cũng nên bao gồm số lượng ứng viên bạn cần dành thời gian để phỏng vấn. Không nên phỏng vấn quá 3-4 ứng viên một ngày. Hội đồng phỏng vấn cũng cần có sự chuẩn bị, thảo luận trong khoảng thời gian trước và sau khi phỏng vấn cùng hội đồng của mình.
 
7. Chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn
 
Bạn chỉ có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác một ứng viên khi có sự chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn của mình. Bạn nên xem qua CV của ứng viên, đánh dấu những điều cần làm rõ, có những câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về ứng viên. đồng thời bạn cũng nên có những đánh giá tổng quan, xếp hạng tạm thời các ứng viên hiện có.
 
8. Tổ chức các buổi phỏng vấn
 
Trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu, bạn nên thống nhất về mọi điều và phải làm rõ bất cứ điểm nào còn khúc mắc. Cũng nên thống nhất trước về người sẽ làm rõ các quan điểm với ứng viên. Hãy tạo môi trường phỏng vấn riêng tư, không bị gián đoạn. Hãy chắc chắn là các ứng viên có thời gian nhiều để thể hiện bản thân. Các buổi phỏng vấn được tổ chức là để tìm hiểu kỹ hơn về các ứng viên chứ không phải để đe dọa họ. Và bạn cũng nên dành thời gian để họ có thể hỏi nhiều hơn nhằm tìm hiểu thật kỹ công ty/doanh nghiệp của bạn. 
 
9. Ghi lại quá trình
 
Sau mỗi lượt phỏng vấn, hãy sử dụng những bảng đánh giá để tổng hợp thành một hồ sơ chi tiết duy nhất. Hồ sơ tổn gquan này sẽ ghi lại những gì đã diễn ra và sự lựa chọn được thực hiện như thế nào. Trong hồ sơ này sẽ không bao gồm các tư tưởng chủ quan. Sử dụng những hồ sơ này để quyết định lựa chọn các ứng viên phù hợp. Sau đó, lưu trữ các thông tin này một cách an toàn.
 
10. Thời điểm quyết định và kiểm tra thông tin người tham khảo
 
Kiểm tra thông tin người tham khảo là phần thường bị bỏ qua nhất trong quá trình tuyển dụng, trong khi đó được coi là phần khá quan trọng. Do đó, một khi hội đồng phỏng vấn đã chọn được ứng viên phù hợp, hãy gọi cho người tham khảo để đảm bảo bạn sẽ có được một lời mời lao động chính xác. Xu hướng hiện nay thường kết hợp quá trình trao đổi với các nguồn tin tham khảo để kiểm tra các thông tin như lịch sử làm việc, tín dụng và các thông tin cần thiết khác.
Nguồnsapuwa.com
Lượt xem17/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng