Giao đúng cách

Top 6 bài học về chuyển đổi số thành công trong quản lý nhân sự

Cập nhật462
0
0 0 0 0
Bài học về chuyển đổi số thành công trong quản lý nhân sựChuyển đổi số là một chủ đề nóng trong lĩnh vực nhân sự. Đây tuy là một khái niệm mới ở Việt Nam nhưng đã thể hiện giá trị to lớn với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19. 

Trong bài viết này, VHRO đã thu thập một số ví dụ điển hình về các trường hợp đã chuyển đổi số rất thành công trong quản lý nhân sự. Họ là những doanh nghiệp nào và đã quản lý nhân sự ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Bài học về chuyển đổi số của Walmart
Walmart là một trong những tổ chức lớn luôn tìm kiếm sự đổi mới. Công ty không ngừng tìm kiếm các cơ hội để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn không chỉ cho khách hàng mà còn cho nhân viên của mình. Do đó, Walmart quyết định tự động hóa việc thanh toán và mang đến cho nhân viên của mình cơ hội tiếp xúc cá nhân với khách hàng nhiều hơn.
Bài học về chuyển đổi số của Walmart
Công ty đã giảm số lượng nhân viên thu ngân để thay thế bằng các trạm tự thanh toán. Sau đó, đào tạo những nhân viên giỏi nhất của mình cho vai trò hỗ trợ khách hàng mua sắm trực tiếp.

Để giúp nhân viên đảm nhận tốt công việc, Walmart sử dụng công nghệ thực tế ảo để giúp đào tạo và chuẩn bị cho nhân viên các tình huống khác nhau mà họ có thể gặp phải khi giao tiếp với khách hàng.

Sự thay đổi từ công việc lặp đi lặp lại sang công việc có ý nghĩa hơn đã dẫn đến sự hài lòng cao hơn giữa các nhân viên của công ty và khách hàng.

2. Bài học về chuyển đổi số của Anchor Trust
Tập đoàn Anchor là hiệp hội nhà ở phi lợi nhuận lớn nhất ở Anh. Hiệp hội muốn tạo ra một quy trình tuyển dụng tốt hơn, đồng thời cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho ứng viên. Ngoài ra, tổ chức này còn muốn tăng số lượng người tương tác với các nhà tuyển dụng. 

Anchor quyết định bắt đầu sử dụng Chatbot tuyển dụng có mục đích được tích hợp trong Facebook Messenger với các câu hỏi cho phép họ sàng lọc và tương tác trực tiếp với các ứng viên.

Công ty cũng tạo các chiến dịch truyền thông xã hội với mục tiêu hướng mọi người đến với Chatbot. Tính năng phân tích của Facebook cho phép công ty tìm ra những thông điệp nào sẽ thu hút nhất đối tượng mục tiêu của họ.

Kể từ khi Anchor Trust ra mắt chatbot, quy trình tuyển dụng của họ đã được cải thiện trên một số mặt: 
  • So với phương pháp tuyển dụng cũ (ứng viên apply thông qua việc tải CV lên trang web) có tỷ lệ chuyển đổi là 2,04%, thì tỷ lệ chuyển đổi cho chatbot nằm ở mức hơn 27%.
  • Chi phí trung bình cho mỗi ứng viên cho các chiến dịch tuyển dụng trước đây là 51 GBP thì việc sử dụng chatbot đã cắt giảm 65%, chi phí này xuống còn 18 GBP.
  • Số lượng người nộp đơn trung bình hàng tháng đã tăng 82%.
3. Bài học về chuyển đổi số của Deloitte
Trở lại tháng 1 năm 2013, Tạp chí Harvard Business Review đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Cách Deloitte tạo ra trò chơi học tập”. Đó là một ví dụ điển hình về cách tạo ra các trò chơi thú vị cho việc đào tạo nhân sự cho công ty.
Bài học về chuyển đổi số của Deloitte
Deloitte muốn tăng cường sử dụng một trong những chương trình đào tạo của mình được gọi là Học viện Lãnh đạo Deloitte (DLA). Đây vốn dĩ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì học tập thường không phải là điều đầu tiên mà các nhân viên nghĩ đến khi họ có chút thời gian rảnh rỗi.

Giải pháp cho công tác đào tạo được giải quyết bằng cách sử dụng các yếu tố trò chơi vui nhộn nhưng cũng rất cạnh tranh. 

Bằng cách nhúng các nhiệm vụ, huy hiệu và bảng thành tích vào một nền tảng thân thiện với người dùng với các bài giảng video, khóa học chuyên sâu, bài kiểm tra và câu đố, Deloitte đã có thể thu hút nhân viên của mình.

Và kết quả là? Số lượng người dùng quay lại trang DLA tăng trên 37% mỗi tuần.

4. Bài học về chuyển đổi số của Microsoft
Thật thiếu sót khi không đưa một ví dụ về công ty đang hoạt động ở lĩnh vực công nghệ vào danh sách này. 

Vậy, Microsoft đã quản lý nhân sự như thế nào trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh. 
Bài học về chuyển đổi số của Microsoft
Theo Melissa Kee, giám đốc nhân sự của Microsoft Singapore nói: “Mọi người đều được tự do làm những gì họ muốn. Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp họ trở thành con người mà họ có thể”. Nghe có vẻ khó tin nhưng đối với Microsoft, đây là cách công ty đang quản lý hơn 57.000 nhân viên tại 70 quốc gia khắp thế giới. 

Nhân viên của Microsoft không bị bắt buộc phải đi làm theo giờ giấc cố định. Họ thậm chí còn được phép làm việc ở nhà, bao lâu tùy thích miễn là thông báo rõ ràng cho cấp trên. Họ có thể liên lạc với công ty qua điện thoại, email hoặc IM (Instant messaging - tin nhắn qua mạng).

5. Bài học về chuyển đổi số của KPMG
Trước đây tại KPMG Bỉ, công ty không có quy trình rõ ràng khi tuyển nhân viên mới, đặc biệt là đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Điều này đôi khi làm cho khoảng thời gian chờ đợi giữa thời điểm nhân viên ký hợp đồng và ngày đầu tiên của họ tại văn phòng là khá dài. Ngoài ra, khi bước vào công ty, nhân viên mới khá lóng ngóng và khó bắt kịp nhịp độ làm việc.
Bài học về chuyển đổi số của KPMG
Để giải quyết vấn đề này và để tạo ra một quy trình có cấu trúc, KPMG đã quyết định sử dụng một giải pháp phần mềm quản lý nhân sự tích hợp.

Quá trình giới thiệu về công ty bắt đầu ngay sau khi hợp đồng được ký kết. Phần mềm quản lý nhân sự sẽ gửi cho nhân viên mới tất cả thông tin thực tế mà họ cần biết trước ngày làm việc đầu tiên, chi tiết thông tin liên hệ của đồng nghiệp mới của họ,...

Sau hai năm sử dụng phần mềm, nhân viên KPMG đã có đánh giá về trải nghiệm tuyển dụng của mình là 4,45/ 5 và trải nghiệm về tuần làm việc đầu tiên là 4,12/ 5 với tỷ lệ sử dụng phần mềm là 81%.

6. Bài học về chuyển đổi số của The Coffee House 
Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng chuyển đổi số trong quản lý nhân sự. Mà tiêu biểu cho các doanh nghiệp ở đây có thể nhắc đến chuỗi cafe The Coffee House. 
ài học về chuyển đổi số của The Coffee House
Nhờ việc ứng dụng các phần mềm, TCH xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên, đào tạo kiến thức về ngành F&B, để mỗi cá nhân được phát triển sự nghiệp thông qua môi trường chuyên nghiệp. 

Ở The Coffee House luôn có sự gắn kết đồng đội, sự cổ vũ từ quản lý, cơ hội được sử dụng các công nghệ mới. Mỗi nhân viên trở thành phiên bản tốt hơn mỗi ngày. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi tạo nên The Coffee House phát triển mạnh mẽ như hôm nay giữa thị trường F&B đầy biến động.

Kết luận
Từ câu chuyện của các doanh nghiệp đã nêu ở trên, có thể thấy rằng họ đã tập trung ứng dụng công nghệ sâu vào việc quản lý nhân sự và đạt được nhiều thành công. Hiện nay, tại Việt Nam nếu bạn là một nhà quản lý thông minh thì không thể thiếu một yếu tố công nghệ để giải quyết được mọi áp lực và khó khăn của một người sếp phải gánh trong lúc mà đại dịch vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp, khó lường và thời gian làm việc tại nhà kéo dài là một điều không thể tránh khỏi. Một phần mềm quản lý công việc tốt nhất chính là phần mềm thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu của bạn, từ giao việc, theo dõi công việc đến cập nhật kết quả từ nhân viên dù đang ở đâu. VHRO là mô hình phần mềm nhân sự 4.0 với sự chuyển đổi công nghệ số trong quản lý nhân sự. Phần mềm quản lí nhân sự VHRO xây dựng theo mô hình Cloud (trực tuyến), các doanh nghiệp chỉ cần sử dụng điện thoại, máy tính có kết nối internet là có thể thực hiện chấm công từ xa. Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lí nhân sự VHRO tại đây: vhro.vn
 

 
NguồnTổng hợp
Lượt xem14/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng