Triển khai nhà máy, xưởng

Tại sao doanh nghiệp lại “Hổ mọc thêm cánh” khi được triển khai giải pháp ERP?

Cập nhật828
0
0 0 0 0

Đối với doanh nghiệp sản xuất, triển khai những giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm quản trị và vận hành nhà máy có hiệu quả chính là xu thế đang được mở rộng. Cùng tìm hiểu lợi ích khi triển khai giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất ở bài viết dưới đây:

Giải pháp ERP cho doanh nghiệp sản xuất là gì?
Phần mềm ERP cho sản xuất là giải pháp được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu riêng biệt dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, phần mềm đem lại các tính năng phù hợp đặc thù ngành sản xuất, nhằm cải tiến hiệu quả kinh doanh. Hệ thống ERP là chìa khóa để giải quyết những bài toán của mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Dưới đây là những thách thức mà doanh nghiệp cần đối mặt:
  • Nhà quản trị cần có tầm nhìn khái quát tổng thể doanh nghiệp.
  • Cần phải tạo ra sự hợp tác và thúc đẩy hiệu quả giữa các bộ phận.
  • Giảm thiểu tối đa các chi phí trong hoạt động sản xuất.
  • Khi hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp, cần có giải pháp hỗ trợ sản xuất tinh gọn.
  • Truy xuất tài liệu tuân thủ pháp chế.
ERP cho ngành sản xuất giúp giải quyết những vấn đề gì?
Khi áp dụng phần mềm ERP, doanh nghiệp sản xuất sẽ nhận được những hiệu quả sau:
  • Tăng độ chính xác trong hoạt động kinh doanh: Giải pháp ERP cung cấp hệ thống quản trị nhất quán nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong sản xuất. Phần mềm tạo ra cách thức phân tích dữ liệu sản xuất mới nhằm tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông tin. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.
  • Khả năng hiển thị trên toàn hệ thống: Trong nhà máy, khả năng hiển thị trên toàn hệ thống cho phép sản xuất và giao hàng kịp thời, giảm tốc độ từ chối sản phẩm, tăng thời gian quay vòng sản phẩm.
  • Quản trị hiệu suất sản xuất: Giải pháp cung cấp một giao diện hệ thống, nơi hiển thị hiệu suất thời gian thực của ca, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra các dữ liệu chính xác về thời gian chết hay chu kỳ thời gian sản phẩm cũng được phần mềm cập nhật nhằm phản ứng nhanh với các sự kiện ngoài ý muốn như thiếu nguyên liệu hoặc hỏng thiết bị.
  • Sản phẩm chất lượng tốt hơn: Các phân tích quan trọng trong thời gian thực như các chỉ số hiệu suất và chất lượng, được hiển thị ở định dạng đồ họa trực quan cao, tăng khả năng phát hiện lỗi và giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm. Ngoài ra việc ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất hỗ trợ cải tiến tiêu chuẩn của máy móc, dây chuyền sản xuất, hoạt động sản xuất, nhà máy,… Từ đó cải thiện chất lượng tổng thể.
  • Tăng năng suất: Phần mềm được xây dựng chức năng quản lý máy móc thông minh tại nhà xưởng, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác số lượng hàng hóa cần thiết. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.
Các tính năng đặc thù của phần mềm ERP ngành sản xuất
Các tính năng đặc thù của phần mềm ERP cho doanh nghiệp sản xuất cần đáp ứng các hoạt động kinh doanh và sản xuất như sau:
  • Chức năng tập hợp nhu cầu sản xuất: chức năng này thực hiện việc tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định.
  • Chức năng lập kế hoạch sản xuất: thực hiện tạo các lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất (MDS). 
  • Chức năng hoạch định nhu cầu nguyên vật: hỗ trợ việc tính toán các yêu cầu về NVL dựa theo kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất (MPS), phân tích năng lực (Capacity) và nguồn lực (Resource) của hệ thống sản xuất, MRP sẽ tự động tính toán nhu cầu nguyên vật liệu.
  • Định mức nguyên vật liệu và Công đoạn sản xuất: cho phép nhà máy xây dựng các định mức nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm. Cho phép xây dựng BOM nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất (Routing) và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với sản phẩm. 
  • Quản lý thông tin các công đoạn sản xuất: Chức năng này sẽ lưu trữ số liệu các nguyên vật liệu xuất ra cho sản xuất tại mỗi công đoạn sản xuất. Chức năng này hỗ trợ công tác quản lý nhà máy đạt hiệu quả cao.
  • Tính giá thành sản xuất: trên cơ sở xây dựng các định mức nguyên vật liệu, quản lý các công đoạn sản xuất và các chi phí phân bổ khác, chức năng tính giá thành sản phẩm của giải pháp ERP cho sản xuất sẽ thực hiện việc tính giá thành thành phẩm chính xác và nhanh chóng.
  • Tích hợp với các phân hệ khác: phân hệ Bán hàng (xác định nhu cầu từ các đơn bán hàng), phân hệ Mua hàng (tự động lập các yêu cầu mua hàng khi NVL không đủ để sản xuất), Quản lý kho (các NVL trong quá trình sản xuất xuất ra phân xưởng và thành phẩm được nhập kho),… từ đó giảm thiểu tối đa sai sót trong từng công đoạn.
  • Tự động hạch toán: thông tin giao dịch kế toán phát sinh liên quan đến xuất nhập kho trong sản xuất, giá thành sản phẩm, bán thành phẩm sẽ tự động được cập nhật và kế toán kho không cần nhập lại các giao dịch này.
Việc ứng dụng giải pháp ERP cho các doanh nghiệp sản xuất là xu thế tất yếu để hiện đại hóa khu vực nhà máy, cũng như xây dựng một quy trình tự động hóa trong doanh nghiệp. Đọc thêm ERP và những kinh nghiệm xương máu của dân trong nghề để nắm rõ thêm những bước để hiện thực hóa quy trình triển khai ERP cho doanh nghiệp ban.
 
NguồnNguyenNga
Lượt xem13/06/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng